Nội dung gây xúc phạm, khó chịu Danh_sách_bê_bối_liên_quan_đến_Đài_Truyền_hình_Việt_Nam

  • Chương trình Bố ơi mình đi đâu thế (phiên bản Việt Nam) tập 18 (phát sóng ngày 10 tháng 10 năm 2015) đã xúc phạm đến những đối tượng trẻ em đang có chứng tự kỷ.[36]
  • Chương trình Quà tặng cuộc sống phát sóng ngày 19 tháng 11 năm 2014 phát phim "Nhặt xương cho thầy" có nội dung phản cảm. VTV bị phạt 30 triệu đồng vì gây xúc phạm nghề giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.[37]
  • Chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo quân 2018 bị chỉ trích vì miệt thị cộng đồng LGBT. Ngày 22 tháng 2 năm 2018, Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT (ICS) vừa có thư ngỏ gửi đến ban biên tập chương trình Gặp nhau cuối năm để phản đối chương trình này, với lý do chương trình đã xúc phạm đến cộng đồng LGBT, cụ thể trong chương trình Táo quân 2018, nhân vật Bắc Đẩu (Công Lý) thậm chí còn bị nói là: "Con chi sống trên trời không phải nữ cũng chẳng phải nam" và "bọn phụ nữ một nửa".[38]
  • BTV Quốc Khánh (Ban Thể thao) bị cho là đã có hành động mỉa mai thủ môn Bùi Tiến Dũng trong chương trình bình luận sau trận đấu môn bóng đá nam giữa U22 Việt Nam và U22 Indonesia trong khuôn khổ SEA Games 30, bằng cách giả vờ gọi điện thoại cho thủ môn Đặng Văn Lâm và yêu cầu cầu thủ này đến Manila ngay lập tức[39]. Hành động này khiến người xem khó chịu và hầu hết đều bày tỏ thái độ bất bình trên mạng xã hội.
  • Quảng cáo nước tăng lực Hổ Vằn phát sóng đầu năm 2020 cũng bị chỉ trích vì những hành động nhảm nhí, phản cảm như việc lặp lại câu từ không hay cũng như xúc phạm dân tộc ít người về trang phục, lời nói,...[40] Sau khi quảng cáo được phát sóng, dư luận đã có những phản ứng trái chiều. Một số khán giả cho rằng quảng cáo không dung tục, nhưng cũng có khán giả yêu cầu quảng cáo này không được phát sóng trên truyền hình nữa. Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Minh - cán bộ giảng dạy tại khoa Kiến trúc và quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội, việc quảng cáo này là sự "không tôn trọng khán giả"[41][42]. Trước đây, VTV từng gây tranh cãi khi phát các quảng cáo truyền hình mang tính phản cảm, gây khó chịu; điển hình là quảng cáo của hãng điện máy Kangaroo phát lặp lại liên tục[19][43] hay quảng cáo sữa chua Ba Vì dạy trẻ tính sai,...[44]
  • Trong bản tin Tài chính - kinh doanh trực tiếp sáng ngày 17 tháng 8 năm 2020 trên VTV1, BTV Anh Quang đã nói: "...những gánh hàng rong, vốn được xem là sống ký sinh trùng trên những con phố này..." khiến khán giả hiểu sai nội dung muốn truyền tải[45] trong khi toàn bộ phóng sự là góc nhìn chia sẻ và cảm thông với những gánh hàng rong đang phải vật lộn mưu sinh thời COVID-19. Trong bản tin trên 2 ngày sau đó, MC dẫn bản tin đã gửi lời xin lỗi chân thành đến khán giả về lỗi tác nghiệp nghiêm trọng này[46].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_bê_bối_liên_quan_đến_Đài_Truyền_hình_Việt_Nam http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2010/09/1009... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/01/1501... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/1605... http://hoicodo.com/26417/phai-chang-da-den-luc-vtv... http://ngonco.net/qua-yeu-kem-ve-chinh-tri-vtv-co-... http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/truyen-hinh/n... http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/giao-duc/vtv... http://baophapluat.vn/kham-pha/an-cap-ban-quyen-o-... http://baoquangninh.com.vn/quang-ninh-24-7/van-hoa... http://baoquangninh.com.vn/van-hoa/201201/nhung-su...